Wednesday, October 18, 2017

Mì Quảng

Mì Quảng


Nói đến quê hương tôi, xứ sở tôi, là phải nhắc đến mì Quảng. Có người viết “mì” không với nguyên âm “i” mà với “y”. Tôi xin thú thật tôi không rõ chữ nào đúng, vì xứ tôi đọc mì với “i” hay “y” đều giống nhau. (Tuy nhiên, tưởng cũng cần nói rõ, là con Thúy sẽ bị đọc thành con Thí nhưng thúi quá vẫn là thúi quá, không thay đổi gì cả).
Tôi nấu mì Quảng ngon, có chứng nhận, nếu cần cũng sẽ có bằng khen với chữ ký, của... mẹ tôi. Nhưng đó là lúc tôi còn ở Việt Nam, nấu mì với tôm còn nhảy lưng tưng, gà mới bắt ngoài vườn vào, hoặc mới mua ở chợ về vẫn còn đang cục tác tùm lum. Và mì, thì được tráng bằng gạo xay chung với nghệ tươi để có màu vàng. “Không phải cái màu vàng `đồng bóng´ của nghệ hay màu vàng thổ nhà quê đâu. Sợi mì Quảng thường vàng tươi và chỉ đủ vàng để dung hợp với màu xanh của rau đi kèm...” (Tưởng Năng Tiến, “Vĩnh Biệt Mì Quảng”).
Quê nhà tôi, nước không mặn, đồng không chua, nhưng vẫn là quê nghèo miền Trung, nên ngoài cái tô mì Quảng nhà giàu được nấu với đầy đủ tôm cua, thịt gà, thịt ba chỉ, người ta còn nấu mì cá, mì sứa nữa. Tôi không thích những loại mì này lắm, nhưng nếu gặp lúc thèm, có ăn chắc cũng đỡ ghiền! Và có lẽ xuất phát từ xứ nghèo, nên rổ rau sống ăn kèm với mì Quảng, thường có cây chuối non xắt mỏng, thứ rau, thứ cây ê hề ngoài vườn. Tuy nhiên có thể vì lâu ngày, cái sự cố “ăn độn” này, bỗng biến thành ra... truyền thống. Do đó, có nhiều người Quảng cứ khẳng định, mì Quảng phải có chuối cây mới ngon! Những năm trước đây, tôi ở cái xứ Đức khó khăn đủ mọi chuyện về xuất nhập cảng, để kiếm ra được một hoa chuối, thái mỏng cho vào rau sống đã mệt, nếu không muốn nói, có khi phải “chiến đấu một mất một còn”, tranh giành tùm lum với thiên hạ, ăn được rổ rau có chuối cây là chuyện mơ sao hỏa.
Và vì tình trạng thiếu rau thơm, rau chuối, tôi đã tự chế ra rau bắp cải, thái mỏng bằng máy, rồi… nhắm mắt tìm thoáng hương xưa. Còn con mì, ra ngoài này, tôi không tự tráng hay mua được, đành phải lấy bánh phở khô luộc trong nước sôi có pha bột nghệ, do đó tô mì Quảng của tôi, cũng có được cái màu vàng “không đồng bóng”, mà lần ăn cơm ở nhà tôi, nhà văn Nguyên Ngọc đã khen là “giống y”!
Anh Nguyễn Hoàng Văn, dân Quảng Nam, chủ nhà, nên bảo mì Quảng xuề xòa mộc mạc, còn anh Tưởng Năng Tiến, khách, nên nói nó “giản dị mà đậm đà và vô cùng đằm thắm”. Tôi tin hết cả hai anh, nhưng có khi nghĩ đi nghĩ lại, và nhất là phải tự nấu lấy, nên thấy mì Quảng cũng phức tạp ghê gớm lắm. Bởi ăn tô mì Quảng mà chỉ cần thiếu một trong những thứ “phụ tùng” đi kèm, rồi vài yêu cầu khác không đạt, chẳng hạn bánh tráng nướng không dòn, đậu phụng rang không vàng, hành lá, rau thơm, hoa chuối hay cây chuối non không xắt nhuyễn, ớt xanh không tươi, con mì không mát mắt..., là đã thấy mất ngon.
Và mì Quảng dẫu có được khen ngon, nhưng chắc có lẽ không được xếp vào hạng món ăn thanh ăn cảnh. Anh Tưởng Năng Tiến nhất định không chấp nhận cách ngồi ăn mì Quảng dưới ánh đèn màu, bên cạnh hoa daisy, cũng không chịu cho phép dọn trong tô sứ, đĩa hoa; và anh Nguyễn Hoàng Văn thì bắt phải đứng chung với hàng chém to kho mặn, lại không cho phép được cãi cọ gì cả.
Tôi, cũng năm về thăm quê nhà, ra Nha Trang bạn rủ đi chợ Đầm ăn mì Quảng, thấy dọn lên tô mì quái dị, vàng thì có vàng thật, nhưng là thứ mì cọng nhỏ như sợi len đan áo, thường dùng để nấu mì gà mì vịt tiềm, và nước thì lai láng như lũ lụt; tôi bèn cười, bảo tô mì Quảng ở Nha Trang giống y như khuôn đúc tô mì xứ tôi nhờ mớ... đậu phụng rang rắc trên mặt. Sau đó tôi về đến Quảng, cũng bạn, đưa đi ăn mì. Lúc lên mâm lên chén, tôi chưng hửng. Vì con mì vàng không còn được tráng ở xứ tôi nữa. Người ta giải thích, lỡ bán không hết, thì không thể đem mì vàng đi nấu phở được.
Tuy nhiên cái chưng hửng thứ hai mới là ghê. Vì nằm trên chóp tô mì dị dạng màu trắng nhách như người bịnh ấy, là mấy cái trứng cút, và một miếng chả lụa. Tôi ngó tới ngó lui mấy lần, thấy đâu đâu cũng giống nhau; và vì không có ai giải thích cho tôi biết tại sao có thêm thứ phụ tùng tôi chưa bao giờ biết ấy, do đó tôi đoán, chắc có lẽ bạn tôi đã đưa tôi đi ăn mì... Lạng Sơn, hay mì... Nam Quan, nơi tiếp giáp, gần gần đâu đó xứ... Quảng Đông của Tàu!
Sưu tầm (HOÀNG NGA

Giọng Quảng


Giọng Quảng

Đà Nẵng bao la tình người. Ảnh minh họa: Internet


Thông thường, theo như tôi nghĩ, thì giọng của một người dân xứ nào, miền nào cũng có dăm ba dialect, đôi thổ ngữ. Và cái thổ ngữ này, vẫn hay gây ra không ít cản trở, phiền phức giữa người địa phương và người từ xứ khác đến; hoặc cũng có khi là rắc rối cho chính mình khi đi xa khỏi xứ.
Riêng phần tôi, thật chẳng biết duyên phận kiểu gì, mà sinh ra ở Quảng Nam, sống ở Úc, rồi chuyển sang Đức, nơi cả ba ngôn ngữ Việt, Anh và Đức, đều đầy những âm sắc “lạ”, dị thường, làm khổ tai thiên hạ cũng lắm. Nhiều người bảo, nghe được tiếng Anh của người Úc cách thông thạo là có thể nghe được hết tất cả các loại tiếng Anh khác trên thế giới.
Tương tự, giọng Bavarian nơi tôi đang sinh sống tại Đức, cũng không hơn gì. Thỉnh thoảng trên đài truyền hình địa phương, nhất là những màn phỏng vấn, là y như rằng, rõ ràng người ta vẫn nói tiếng Đức đấy, vậy mà ở phía dưới vẫn phải có thêm hàng phụ đề, thể như đó là một chương trình của người ngoại quốc được chiếu cho dân Đức xem vậy.
Bavarian language, Bayrische Sprache, thiên hạ hay diễu như thế khi nhắc đến cái giọng không chỉ làm đọa làm đầy cho những người nói tiếng Đức không hay như tôi mà còn chung chung cho cả người dân nước Đức không sống tại vùng này, rồi người Áo, người Thụy Sĩ nói tiếng Đức nữa! Nhưng nói tới nói lui, nói quanh nói co, nói lòng vòng như vậy từ nãy giờ, trước khi đi vào đề tài chính, đề cập thẳng đến giọng nói của người xứ tôi, thì bởi tại thì là mà, tôi sợ tôi không tránh được những điều khi viết ra, sẽ đụng chạm, mích lòng bà con đồng hương của tôi. Xấu che tốt khoe mà, trong khi tôi lại sắp sửa bắt đầu liệt kê ra toàn những bất bình thường. Và cũng thiên hạ, thường hay bảo, chửi cha không bằng pha tiếng; tôi dầu không pha tiếng, nhái tiếng vì tôi Quảng Nam chính hiệu con nai vàng ngơ ngác; nhưng khi nói đến hàng loạt cái thuộc loại “tối kỵ”, “bí mật” kiểu này, e cũng dễ rắc rối lắm.
Tôi nhớ có lần, đọc trên tạp chí Văn Học, một truyện ngắn của một văn sĩ không phải gốc Quảng Nam, nhưng lại cho nhân vật mình nói giọng Quảng, tôi đã hết sức là bực mình. Vì với kiểu viết về giọng Quảng như vậy, cho nhân vật nói giọng Quảng kỳ quặc như vậy, tôi phải xin thưa đó là pha tiếng, nhái tiếng. Và thú thật là dầu mới chỉ đọc bằng mắt thôi, chưa nghe người ta chuyển đoạn đối thoại ấy lên thành thanh âm, mà tôi đã nhức tai, nhức đầu. Rồi sau đó cái cảm giác bị “chửi cha”, lại còn lẩn quẩn ở trong lòng tôi nhiều năm, đến nỗi có bận nếu không dằn được, tôi đã viết thư trách cứ nhà văn này đấy.
Người Bắc không phải dân Hà Nội, thường hay nói ngọng chữ “l” và “n”. Điều này thì dường như ai cũng biết, và dường như ai cũng ngạc nhiên vì không hiểu nổi tại sao những người nói ngọng hai âm tự này đều có thể phát âm được cả “l” lẫn “n” một cách rõ ràng, mà khi nói năng trò chuyện hằng ngày, cứ đụng đến hai âm này, thì bỗng dưng lại bị lẫn lộn một cách hết sức kỳ quặc như vậy. Người Bắc gọi đó là những người nói ngọng. Như một hình thức bị khuyết tật. Nhưng còn người dân quê tôi, thì tôi có thể chắc chắn rằng, chúng tôi chẳng hề có cái sự cố nhầm lẫn nào cả. Bởi một cách hết sức “rạch ròi”, hết sức tự tin, chúng tôi đã và đang và còn dài dài, biến tất cả âm “ao” thành âm “ô”, ví dụ, cái bao sẽ thành cái bô, cái áo thành cái ố, cái ao thành cái ô.
Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là tôi không nhớ khi còn nhỏ, khi còn ngồi ghế tiểu học, thì bọn tôi đã được đọc chính tả như thế nào, mà lớn lên, mặc dầu sẽ được nghe phát âm hai chữ áo và ố hoàn toàn giống hệt nhau, đều là “ố” cả, nhưng trên giấy trắng mực đen khi viết ra, chắc chắn chúng tôi sẽ phân biệt được một cách hết sức chính xác, minh bạch và dễ dàng, khi nào là “cái áo” và khi nào là “hoen ố”. Như vậy, ở đây, tôi có thể tự khen, rằng khả năng đoán, hiểu, và phân tích của người quê tôi vượt trội hơn các vùng khác hay chăng?
Một âm phổ biến thứ hai, luôn luôn bị đọc trật trong giọng nói của người xứ tôi, là “ă” sẽ biến thành “e”. Chẳng hạn, en cơm thay vì ăn cơm, bén súng thay vì bắn súng. Nhưng lại cũng, giữa “người quen” và “tóc quăn”, thì khi đọc lên, dẫu đều là “quen”, mà “e” hay “ă” trong hai từ ngữ này, đều không thành vấn đề đối với chúng tôi. Như vậy có đúng là diệu kỳ chưa? Thỉnh thoảng dân Quảng bọn tôi khi ngồi lại, cũng có mang ra vài ba chuyện diễu chung quanh ô hay ao, e hay ă để cười với nhau. Ví dụ như chuyện có người không biết gọi là xích lô hay xích lao, thành phố lên đèn hay thành phố lên đằng, cà phê đen hay cà phê đăng... Nhưng nói chỉ để cười thôi.
Mà thật ra, đôi lúc cũng có những accident (tai nạn) xảy ra, như thường vẫn xảy ra với người nhà quê ít học. Chẳng hạn bên họ của mợ tôi, có người đặt tên cho con, đứa thứ nhất là Cơ, đứa thứ hai là Đồ. Đất nước cơ đồ. Như vậy là ổn thỏa quá rồi còn gì. Nhưng đến đứa thứ ba mới trúc trắc, vì thằng nhỏ lại tên Mận; mà phải Đào mới Mận được chứ! Cho nên do đó mãi đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa biết đuợc rằng người em của mợ tôi đã định đặt tên cho con là gì, vì hỏi ông, ông cứ bảo “hén tên Đồ”!
Thời còn ở Đà Nẵng, mặc dầu giọng nói tôi không nặng âm Quảng lắm, nhưng vì ai cũng như ai, tôi không để ý, cho đến khi gia đình tôi dọn vào Nam, mới thấy cực lòng. Và dẫu muốn hay không, chúng tôi cũng phải đổi giọng đi chút chút, để dễ hoà nhập. Tôi nhớ thằng em họ của tôi lúc mới ở ngoài trung dọn vào nam, chạy đi mua hàng giúp mẹ, nhưng khi về, lại về tay không. Hỏi sao, thằng nhỏ than “em núa em muốn mua tủa mà họ không hiểu”. Nhịn không được, tôi phải phì cười, dạy thằng nhỏ nói lại, “mua tỏi”.
Âm “oi”, “oai”, người xứ tôi, ở quê, đọc thành âm “ua” như trên. Con voi, được gọi cách tôn trọng, đã ngang nhiên biến thành “ông vua”! Nhưng ai nhầm thì nhầm, ai lẫn thì lẫn nhé, chứ dân tôi khi nghe kể chuyện một ông vua có vùa, thì biết chắc chắn người ta không nhắc đến một ông vua có ngai vàng nào đó, mà đang nói đến một con voi có vòi.
Những âm khác, như cái tai, thành cứa tưa (nói nhẹ đi một chút); hay cái tay thành cứa ta, “v” thành “d”, (chẳng hạn ông vua ở trên sẽ là ông dua), trời tối thành trời túi, cái môi thành cái mui, vân vân, là thuộc thể loại “dễ nghe”, dễ chấp nhận. Cả chết thành chếch, khi nói lên, người khác cũng có thể đoán hiểu được.
Tôi xa xứ lâu năm, năm 2000 về lại Đà Nẵng, nghe giọng Quảng thấy thương hết sức, nhưng cũng buồn cười khi nghĩ đến chuyện thiên hạ ở xứ khác dễ hiểu lầm hoặc không hiểu gì cả khi nghe chúng tôi trò chuyện. Thử mường tượng một anh Quảng Nam nói đặc giọng miền quê, tán tỉnh cô nào đó ở miền nam, khi nhìn đôi môi đỏ mọng của nàng, mà phát biểu một câu rằng “cặp mui em đẹp lọa thường”, thì có phải là... thôi rồi hay không!
Chuyện vui, tôi nhớ đến má lớn tôi. Má lớn tôi người Nghệ Tĩnh, ở Quảng Nam lâu, không biết sao bà chẳng còn chút Nghệ Tĩnh nào trong giọng nói, mà rất Quảng. Như người Quảng chính hiệu. Từ cách dùng chữ, cho đến lối phát âm. Tuy nhiên đối với những từ có âm “inh”, âm “ich”, thì dầu má tôi cố gắng bao nhiêu đi nữa mà vẫn chịu thua. Bà vẫn nói là “in”, là “ít”. Có lần má tôi than thở bị ăn cắp đồ đạc gì đó để ngoài vườn. Bà giận lắm vì dường như đó là lần thứ x, bà bị ăn cắp như vậy, cho nên bà đã nhất quyết đi tìm cho ra thủ phạm. Nhưng cuối cùng vẫn tìm không ra, bà bèn la toáng lên cho cả xóm cùng nghe, “thèng Bốn lỗ Đít chớ không ai!”. Đó là ý má tôi muốn nói, chính là anh chàng tên Bốn, con của lão Đích ở gần nhà, chuyên hành nghề đạo chích!
2. Ngữ điệu Quảng
Người Quảng hầu hết là hiền, tôi nói thật, không nịnh, hay tự khen đâu. Hiền, chân chất, từ đàn ông đến đàn bà. Ai có vợ hay chồng Quảng Nam, thử kiểm tra lại xem tôi nói có đúng không!
Nhưng hiền thì có hiền thật, như... tôi nói vậy đó, mà tôi không hiểu sao khi người Quảng Nam mắng con, lại dùng từ hết sức nặng nề. Không tục tĩu, không chua chát, đanh đá, nhưng nặng. Lại dữ nữa. Ở đây tôi không muốn đề cập đến tông điệu, âm giọng, mà chỉ nói đến chữ dùng, cách dùng từ, của đa số người dân quê tôi khi lúc lên cơn thịnh nộ mà thôi.
Khoảng chừng hai năm trước đây, chúng tôi, một đám Quảng Nam, văn nghệ sĩ có, trí thức có, tình cờ gặp gỡ nhau ở Munich. Đồng hương, có dịp ngồi lại với nhau, rôm rả đủ chuyện. Từ chuyện ăn uống, phong cảnh, văn hóa, đến con người. Vân vân... Từ kiểu chùm khế ngọt, đến xa quê hương nhớ mẹ hiền, và chuyện nào nghe cũng hay. Nhưng thình lình trong bọn, có người, chả hiểu vì lý do gì bỗng... nổi khùng lên, nhắc lại chuyện ngày xưa còn bé hay bị mẹ la. Khởi đầu là mấy chữ, “tổ cha mi”, rất tiêu biểu, khiến một người ngồi cạnh bên, cũng lây hứng góp chuyện vào. Thế là thay vì chỉ một ông, một người, nhắc đến “sự xưa tích cũ”; mà cái đề tài không “gợi cảm” chút nào ấy bỗng chốc biến ra thành của cả bọn.
Chúng tôi xôn xao lên. Như thể buổi họp tổ, bình bầu cá nhân tiên tiến xuất sắc để lãnh bột ngọt đường muối. Và sau cùng thì một kẻ nào đó, có lẽ lúc nhỏ vẫn thường xuyên bị nghe kinh nhật tụng kiểu như vậy, đưa ra ý kiến là chúng tôi nên thử tổng hợp một số câu la mắng của cha mẹ ngày xưa, xem thử có... áp dụng được câu nào với bọn trẻ trong thời đại mới ở xứ người được hay chăng!
Và sau đây là bảng tổng hợp tạm thời của chúng tôi:
1. “Coi chừng tau cú cho một cái lủng sọ!”. Đây là lời cảnh báo với giọng không trầm không bỗng, không gay gắt, không dữ dằn cho lắm, khi lũ nhỏ mới vừa làm một chuyện gì đó tầm bậy, nho nhỏ thôi, không đến nỗi có thể ăn đòn, hay quì gối. Nhưng thiệt tình, chuyện nhỏ, mà một cái cú, ký đầu mà đến lủng cả sọ, kể cũng tội nghiệp cho “nạn nhân”. Chúng tôi, sau khi bàn tán, đã đồng ý với nhau rằng, với một trình độ nội công thâm hậu kiểu ấy, thì các bậc phụ huynh của chúng tôi lẽ ra đã phải được tiên sinh Kim Dung cho ghi danh đi tranh tài ngũ lâm võ bá mới phải!
2. Chuyện nhỏ bỏ qua, chuyển sang chuyện lớn, khi lũ nhỏ cà chớn hơn, đáng bị quát nạt hơn, thì màn khủng bố hăm dọa tinh thần, “tau dộng cho một cái lòi tròng!” sẽ được thực hiện ngay bằng lời nói. Dộng, tiếng quê tôi, có nghĩa là đấm. Đấm, dộng mà kiểu ấy, chắc có lẽ là loại dộng đã được đương kim thống đốc tiểu bang California xử dụng trong loạt phim terminator hồi trước đây!
3. Qua chuyện lớn hơn, lạnh lùng hơn, thì mức độ chạy đua vũ trang của các bậc cha mẹ xứ tôi cũng tỉ lệ thuận, tăng dần hơn lên. “Tau tát cho một cái gãy răng”. Và đây là lời bàn của tôi: tát cỡ đó, Mike Tyson hồi mới ra đấu trường, hay hồi mới trở lại đánh đấm, mà được các bậc cha mẹ xứ tôi dạy cho bài quyền, lối tấn công trên, có lẽ chàng đã chẳng cần phải dùng đến chiêu thức... cắn lỗ tai mới thắng.
Mức độ “phạm tội” nhân lên, lời hăm dọa sẽ càng được nhân lên cao hơn nữa. Chẳng hạn:
4. Tau quánh cho một cái sặc máu!
5. Tau đá cho một cái què giò.
6. Tau đạp cho một đạp dập mặt.
Vân vân. Và vân vân. Thoáng nghe qua cũng đã thấy kinh hoàng như đang ở trong phòng tra tấn! Nhưng kinh hoàng hơn, để ý tí chút thôi trong các câu vừa được chúng tôi tổng kết, là các bậc phụ huynh ở xứ tôi không cần... nhị thiên đường, tam tông miếu gì hết nhé, mà chỉ cần chơi một phát nhất dương chỉ, chỉ cần “một cái” thôi, là đời lũ nhỏ kể như đã tới ngày mạt tận!
Tuy nhiên như tôi đã nói, dân Quảng chúng tôi hiền, cho nên dầu la mắng con kiểu rùng rợn, violent (bạo lực) quá xá cỡ thợ mộc như vậy, nhưng chắc có lẽ chưa có ai xử dụng những loại trừng trị như thế đối với bọn nhóc, nên do đó mà ở quê tôi, chẳng có ai đi tù, chưa bị kết án về tội đấm đá dộng con cái sặc máu, lòi họng, gãy răng!
Thấy tếu, và lâu lâu cũng thèm nghe lại tiếng mẹ hăm dọa “tau quánh chết cha mi”, tôi ghi ra cho... đỡ thèm.

suu tam internet

Tuesday, October 17, 2017

NEW VIRUS

NEW VIRUS
                
Thời gian gần đây, nhiếu ngưới nhận được e-mail, trong đó viết :
                         
                      Unable to show full message.
                      You can view it by clicking HERE.
 
Nhưng nếu click vào HERE là gài Virus vào PC, nó sẽ làm keyboard và mouse không hoạt động nữa, và màn hình có số phone mời bọn nó giải cứu cho, với giá US$100! Nếu nhiễm, chỉ còn cách là xóa hard drive rồi re-install Windows, nghĩa là mất hết các softwares đã gài thêm (như MS Office,vv…) và mọi tài liệu!
Nếu nhận được thư loại này phải XÓA ngay, và báo cho bạn bè, vì chúng nó làm “dây chuyền”: Vào được PC của một người rồi tứ đó người nọ gửi cho ngưới kia thế là chúng phát tán làm hại nhiếu người một lúc.
Xin các bạn cẩn thận, không bao giờ click vào chữ HERE khi nhận được loại mails này.


This email has been sent from a virus-free computer protected by Avast.
www.avast.c

Bất ngờ với bài thơ dạy chữa bệnh cực chuẩn




Bất ngờ với bài thơ dạy chữa bệnh cực chuẩn.
 .
Click image for larger version Name: bai-tho-day-cach-chua-101-benh-hay-gap-ban-can-doc-ngay-keo-phi.jpg Views: 0 Size: 38.3 KB ID: 795762 
Một bài thơ dễ thuộc, dễ nhớ thế này có thể là "cứu cánh" cho bạn:
Chẳng may bị bỏng nước sôi
Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay.
Chẳng may dầm đâm vào tay
Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ.
Vôi bắn vào mắt bất ngờ
Nước đường hãy nhỏ không chờ một ai.
Nhức răng cắn ngậm gừng tươi
Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều.
Khi bị xương hóc chớ kêu
Ngậm viên C, xương sẽ tiêu dần dần.
Viêm họng uống nước rau cần
Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau.
Máu cam chảy, bày cho nhau
Cục bông tẩm giấm nhét vào hết ngay.
Trái nhàu chín vị thuốc hay
Đắp vào mụn cóc ít ngày sẽ thôi.
Nếu bị ong đốt nhớ bôi
Một viên aspirin vào vết đau.
Muốn lạc rang dầu giòn lâu
Phun ít rượu trắng bắt đầu trộn lên
Đợi cho khi lạc nguội thêm
Rắc một chút muối đã rang khô vào.
Cá nướng không muốn tróc ít da nào
Trước khi nướng, hãy xoa vào mặt da
Một lớp mỡ mỏng, nhớ nha
Lúc đầu đun lửa lớn, sau là lửa nhỏ hơn.
Cách khử mùi tanh của tôm
Khi luộc, cần nhớ thêm vào miếng quế thơm.
Muốn cho cá hấp, béo ngậy hơn
Để lên mình cá miếng mỡ gà, vậy thôi.
Nếu muốn Nách mình đỡ hôi
Rau Ngò hãy nhớ ăn nhiều nghe không?
Hạn chế căn bệnh tăng xông (Cao huyết áp)
Thường xuyên nhớ đến cái ông rau cần.
Nhai sống, hoặc uống trà gừng
Nôn mửa sẽ hết, bạn đừng có quên.
Ngó sen xào, không muốn thâm đen
Trong khi xào, nhớ cho thêm nước vào.
Bị côn trùng đốt thì sao?
Tinh dầu Tràm hãy bôi vào thật nhanh.
Nếu muốn bảo quản quả Chanh
Cắt đôi úp nửa còn vào dấm chua.
Gan muốn giải độc thì mua
Mỗi tuần 2 – 3 quả trứng (ăn vừa vậy thôi)
Rau cải, không thiếu được rồi
Uống thật nhiều nước, giúp hồi lại gan.
Muốn da trắng trẻo, mịn màng
Rửa, nước vo gạo đầu tiên, hàng ngày.
Nếu bị mồ hôi chân, tay
Kiên trì ngâm nước muối mỗi ngày, bạn ơi.
Mồm ăn hành, tỏi bị hôi
Cứ nhai một ít bã chè sẽ thơm.
Khi ngủ nhớ ôm gối ôm
Hoặc nằm nghiêng trái, sẽ hết mồm ngáy ò ó o.
Để miếng sườn rán không co
Trước khi rán chúng, hãy tìm thớ gân
Tìm thấy chớ có tần ngần
Khía 2,3 phát 1 lần là ngon.
Muốn bóc hoa quả dễ hơn
Nhúng vào nước nóng, đồng thời vớt ngay
Thế rồi cứ lấy móng tay
Bảo đảm sẽ được chén ngay dễ dàng.



Những triệu chứng sớm của đau tim


Những triệu chứng sớm của đau tim

  • Không nhiều người nhận ra triệu chứng đau tim sớm trước một tháng khi nó xảy ra. Đau tim xảy ra khi có nhiều mảng bám tích tụ trong động mạch, thiếu lưu lượng máu và gây áp lực, điều này có thể gây chết người


    1) Đổ mồ hôi lạnh và chóng mặt:
    Lưu thông không đúng cách cũng ảnh hưởng đến não bởi vì lưu lượng máu của não bị hạn chế. Điều này rất nguy hiểm, nó gây ra những cơn chóng mặt và cảm giác lạnh.


    2) Cúm hay cảm lạnh:
    Trước khi cơn đau tim tấn công khoảng 1 tháng, bạn sẽ có triệu chứng cúm đột ngột trước đó 1 tháng hoặc cảm lạnh trước khi cơn đau tim tấn công vài ngày.


    3) Áp lực ở ngực:
    Nếu có dấu hiệu khởi phát của một cơn đau tim, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu ở ngực. Có thể là nhói những cơn nhỏ hoặc ngực bị đè nặng. Cảm giác này sẽ tiếp tục tăng theo thời gian trong vòng 1 tháng.


    4) Mệt mỏi:
    Khi động mạch phình ra, các mạch máu bị chèn ép và tim sẽ nhận được ít máu hơn. Kết quả là chức năng hoạt động của tim sẽ yếu hơn bình thường, điều đó gây mệt mỏi.


    5) Khó thở:
    Bình thường, khi tim không nhận được đủ máu thì phổi sẽ không đủ oxy để hoạt động thông suốt. Hai cơ quan này hoạt động phụ thuộc lẫn nhau. Nếu như bạn thấy có vấn đề về hơi thở, hãy đi gặp bác sĩ.


    6) Yếu:
    Nếu cơ thể bạn đột nhiên yếu ớt không lý do thì đích việc lưu thông máu đang có vấn đề. Cơ bắp không nhận đủ lượng máu sẽ dẫn đến việc thiếu năng lượng ngay cả với những hoạt động không cần nhiều năng lượng.*


    Mi Trần (theo VS)















Bài viết "HAY NHẤT TRONG NĂM"



Monday, October 16, 2017

Nói Lái...!!

Nói Lái...!!
Nói Lái...!!
- Nghệ sĩ tránh ăn cá kho vì sợ khó ca.
- Nhà vua khi ngồi trên ngai là khi ngài trên ngôi.
- Không nên giỡn quá lố trong ngày giỗ quá lớn.
- Các cô thích anh chàng ngông mà không thích anh chồng ngang.
- Da nhăn thì kéo, da nhéo thì căng.
- Say để đỡ nhớ ngày xưa và đỡ ngứa nhờ say.
- Người già ngồi câu còn người giầu ngồi ca.
- Nhiều người năng làm việc thiện mà không thiên làm việc nặng.
- Tình chan chứa là tình chưa chán.
- Nhiều cô gái ngây thơ ôm mộng ban đầu để rồi ôm bầu đang mộng.
- Từ đâu có chữ đầu tư?
- Điếc không sợ súng mà đúng không sợ siết.

- Người có lông mép thường có mông lép.
- Chuyện đau lòng nghĩ đến lại long đầu.
- Tâm không đầy như Tây không Đầm.
- Củ không đứng vì cứng không đủ
- Người đầy bạo tính thích người tình bạo đấy.
- Người bí ẩn thường có ý bẩn
- Có thánh tâm thì không có tánh thâm
- Lời tạ từ của lính trong lời tự tình của lá
- Tình không chấm hết, chết không tấm hình

Facebơook: Trần Kiêm Đoàn

7 tác nhân gây hại cho phần cứng máy tính

  • Tất cả những chiếc máy tính PC đều có tuổi thọ nhất định. Bạn sẽ sớm nhận ra điều này mỗi khi chúng: ngày một ì ạch hơn, ồn hơn, và bắt đầu xuất hiện những cửa sổ báo lỗi mà chẳng biết vì lý do gì.

    Tuy nhiên, điều may mắn là hầu hết các vấn đề về tuổi thọ trên PC hay máy tính cá nhân đều có thể xác định và chuẩn bị cách khắc phục từ trước. Do đó, để chiếc máy tính thân yêu của mình có thể hoạt động được lâu dài, trước hết bạn đọc nên tìm hiểu về các tác nhân có thể gây hại cho phần cứng máy tính, rồi từ đây tìm hướng khắc phục phù hợp.

    1. Hệ thống tản nhiệt và thông gió


    Nhiệt độ là kết quả của quá trình vận hành của máy tính nhưng cũng đồng thời là yếu tố lớn nhất có thể gây ảnh hưởng tới chiếc PC của bạn. Cụ thể, nhiệt độ cao sẽ khiến máy tính hoạt động không được như hiệu suất mong muốn mà còn chậm ì ạch, giảm tuổi thọ, thậm chí gây hỏng các linh kiện trên máy. Đối với laptop, máy nóng khiến thời lượng pin giảm nhanh chóng.

    Cách khắc phục: Để hạn chế điều này, các mẫu máy tính đều được đi kèm với một hệ thống thông gió bao gồm quạt và các khe thông gió. Bên cạnh việc giữ cho hệ thống lọc gió này hoạt động ổn định, người dùng cũng nên lưu ý tới vị trí đặt PC/laptop. Nếu bạn đặt chúng ở dưới ngăn bàn, hoặc sát góc tường, rất có khả năng hệ thống thông gió của máy sẽ bị ảnh hưởng do các luồng khí nóng không thoát ra được và luồng khí mát không vào được bên trong.

    Ở một số laptop, khe thông gió của máy lại nằm ở phía mặt dưới. Do đó bạn cần kê chiếc laptop lên cách mặt bàn một khoảng, hoặc sử dụng các sản phẩm đế tản nhiệt để làm mát cho máy.

    2. Bụi bẩn


    Vấn đề máy tính bám bụi không chỉ làm cách linh kiện bên trong tiếp xúc kém mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề lưu thông gió. Cụ thể, bụi bẩn sẽ bám lại ở các khe kẽ, quạt thông gió và khiến chúng không thể làm mát cho hệ thống. Bị bám bụi cũng khiến các bộ phận quạt hoạt động vượt công suất thông thường, dẫn tới tiêu tốn điện năng một cách dư thừa mà lại tạo tiếng ồn khó chịu trong quá trình sử dụng.

    Cách khắc phục: Để hạn chế điều này, người dùng nên chủ động vệ sinh máy tính, laptop sau khoảng 3-6 tháng sử dụng bằng chổi hoặc máy thổi bụi. Nếu chưa có kinh nghiệm làm vệ sinh máy tính để bàn hoặc laptop, bạn có thể tham khảo các dịch vụ bảo trì máy tính trên mạng hoặc ngay tại cửa hàng nơi mua máy.

    3. Dây cable nối

    Đôi khi một vài vấn đề của máy tính lại chỉ đến từ những việc đơn giản như: lỏng khe cắm RAM, lỏng chân VGA(video card), hoặc dây cable màn hình.

    Cách khắc phục: Trong quá trình bảo trì máy, người dùng được khuyến cáo nên kiểm tra lại dây cable, jack kết nối trước khi khởi động lại máy. 

    4. Điện quá tải


    Điện quá tải , hay còn gọi là sốc điện có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như sét đánh qua đường dây điện, đường cáp Internet,.. Điện quá tải có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng cho máy tính, cũng như laptop: có thể khiến các linh kiện như bộ nguồn(power supply), mainboard, ổ cứng bị hư hại(hardrive), cháy hỏng hoặc giảm mạnh tuổi thọ. Tuy nhiên các trường hợp về quá tải điện thường khá hi hữu, và ít khi xảy đến trong quá trình sử dụng máy.

    5. Mất điện

    Bên cạnh vấn đề về điện quá tải, thì tình trạng mất điện dẫn tới sụp nguồn có thể xảy ra thường xuyên hơn, và cũng gây những tác hại nhất định cho hệ thống. Thông thường, sụp nguồn rất dễ dẫn tới mất dữ liệu, và ổ cứng HDD/ SSD có thể chịu những thương tổn vĩnh viễn. Mất điện đột ngột cũng gây hại tới hầu hết linh kiện bên trong máy tính, khiến tỷ lệ gặp lỗi sẽ cao hơn sau này, nguồn dễ bị cháy hơn, và mainboard cũng bị giảm tuổi thọ.

    Cách khắc phục: Để hạn chế vấn đề mất điện, đặc biệt là tại những khu vực có điện kém ổn định, người dùng nên trang bị cho mình các bộ nguồn cấp điện dự phòng để đề phòng khi có sự cố. Bên cạnh đó, tránh sử dụng máy tính khi điện có dấu hiệu chập chờn, bất ổn.

    6. Các tác động vật lý

    Các linh kiện điện tử nói chung đều dễ hỏng hóc khi xảy ra va đập hay có các tác động vật lý. Cũng chính vì lý do này mà người dùng nên lưu ý khi sử dụng máy tính để bàn cũng như laptop, tránh rơi vỡ, va đập dẫn tới ảnh hưởng các linh kiện bên trong.

    Trong đó, ổ cứng HDD và ổ SSD là những linh kiện dễ bị tổn thương nhất sau va đập, đặc biệt là trong khi đang hoạt động. Các chấn động vật lý cũng có thể khiến các linh kiện bị trật khỏi khe cắm, hay các dây cáp bị tuột và khiến máy không thể hoạt động bình thường.

    7. Phần mềm

    Các vấn đề về phần mềm thường không trực tiếp ảnh hưởng tới tuổi thọ của PC, nhưng chúng có thể khiến thiết bị của bạn chạy ì ạch hoặc không đạt hiệu suất như mong đợi. Máy bị tấn công bởi phần mềm độc hại, virus, malware còn có nguy cơ mất dữ liệu, lộ thông tin cá nhân, và gặp phải các vấn đề về hệ thống.

    Về cách khắc phục, trước hết, người dùng cần đảm bảo máy tính được cài đặt các chương trình bảo mật chống virus và kích hoạt tường lửa để ngăn chặn các nguồn gây hại. Sau đó, chúng ta cần quản lý dữ liệu bên trong máy cho hợp lý, tắt các ứng dụng chạy ngầm, xóa bỏ phần mềm không cần thiết,.. để gia tăng tốc độ cho máy tính.

    Nguyễn Nguyễn
    Theo MakeUseOf




Hãy sống vì mình,

Hãy sống vì mình, đừng làm nô lệ cho con cái.


"Con cái là phần quan trọng chứ không phải tất cả cuộc đời, vì con cái sau này cũng phải có phần đời riêng của nó. Thương con là làm bạn chứ không phải làm nô lệ cho con"
Khi qua tuổi 60, bạn không còn nhiều thời gian ở phía trước nữa, và bạn cũng không thể mang theo những gì bạn đã có, sẽ là vô ích nếu bạn vẫn bận tâm đến việc kiếm tiền và dành dụm. Bởi thế, bạn hãy chi tiêu những đồng tiền mà bạn đã cất giữ để đi du lịch, mua sắm thứ bạn thích, cho đi những gì bạn có thể và đừng quan tâm đến việc nhận lại.
Đừng nghĩ mình phải chắt bóp để sau này còn có tài sản mà chia cho các con các cháu. Nếu con cháu là những động vật ký sinh, là những kẻ nóng lòng chờ đợi bạn nhắm mắt hơn ai hết, bạn lại càng không cần phải lo lắng chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng, hay việc bạn sẽ bị đánh giá thế nào. Bởi một khi đã trở về với cát bụi, ta sẽ chẳng còn nghe thấy bất kỳ lời khen hay tiếng chê nào nữa.
Ai rồi cũng già và thành cát bụi, còn lo gì người ta khen chê?
Thời gian mà bạn sống vui vẻ trên đời hay để tìm kiếm của cải bằng biết bao gian khó rồi cũng đến hồi phải chấm dứt. Bạn đừng lo lắng nhiều đến mối quan hệ với con cái, bởi lẽ chúng có số phận riêng của chúng, và chúng chắc chắn sẽ tìm được con đường của mình trong cuộc đời. Chớ làm nô lệ cho con cái bạn. Hãy giữ quan hệ với chúng, yêu thương và giúp đỡ khi cần thiết, nhưng đồng thời hãy bằng lòng với số của cải bạn đã dành dụm cho chúng, đừng cố thêm.
Cuộc sống dài hơn cuộc đời lao động. Hãy nghỉ hưu sớm nhất khi bạn có thể và bằng lòng với những gì bạn kiếm được. Đừng kỳ vọng quá nhiều vào con cái. Đa phần, chúng đều yêu quý bố mẹ, nhưng chúng quá bận với công việc và những ràng buộc khác mà chúng muốn quan tâm nhiều hơn. Cũng có những đứa con bất hiếu, chúng có thể tranh giành của cải ngay cả khi bạn đang còn sống và có thể là chúng muốn bạn chết sớm hơn để đoạt chiếm riêng mình. Nói chung, con cái đều cho rằng chúng đương nhiên được thừa hưởng tất cả những gì bạn đang sở hữu trong khi bạn chẳng có quyền gì với tiền bạc của chúng.
Càng lớn tuổi, bạn càng phải tự biết lo cho mình.
Vì thế, sau tuổi 50-60, bạn không cần phí sức, đừng vì để đổi lấy số của cải nhiều hơn mà phải làm việc đến lúc xuống mồ. Tiền của bạn chẳng có chút giá trị nào trước mặt thần chết. Khi nào thì chúng ta được ngừng kiếm tiền? Bao nhiêu thì đủ? 100 triệu hay 10 tỷ? Từ hàng nghìn hecta ruộng đất bạn cũng chỉ ăn được chút ít rau quả và một ổ bánh mì mỗi ngày. Từ vài ba căn nhà bạn đã xây, thực tế là bạn chỉ cần vài mét vuông cho mình: một chỗ ngủ, một chỗ nghỉ ngơi, một chỗ tắm và một chỗ làm bếp. Với chừng ấy thời gian còn lại trên đời, chỉ cần một chỗ ở, một số tiền để ăn, để mặc và một số vật dụng cần thiết khác… thế là bạn đã sống ổn rồi. Chỉ cần tâm hồn vui vẻ, hạnh phúc là được.
Gia đình nào cũng có vấn đề, bất luận là ở chế độ xã hội nào. Bạn đừng so sánh với người khác về phương diện tài chính. Đừng quan tâm đến việc ai có nhiều của cải hơn, hoặc con cái ai thành đạt hơn về vật chất, mà bạn hãy đi chơi nhiều hơn, đến cả những nơi ăn chơi mà bạn chưa có dịp đi lúc còn trẻ. Nếu có điều kiện, nhất thiết bạn phải đi du lịch nước ngoài.
Hãy đi và khám phá nhiều hơn, chứ đừng quanh quẩn đếm thời gian trôi.
Hãy nhanh chóng đặt lên bàn cân để so sánh xem ai có nhiều thời gian rỗi hơn, ai hạnh phúc hơn, ai khỏe mạnh và sống lâu hơn. Đừng bận tâm đến những điều mà bạn không thể thay đổi. Nó chẳng giúp gì cho bạn mà trạng thái tinh thần không tốt còn đẫn đến bệnh tật. Hãy tạo cho mình một tinh thần cân bằng, và hãy xác định xem điều gì khiến bạn hạnh phúc. Với chừng ấy thời gian sống khỏe mạnh và vui vẻ, bạn hãy lên cho mình một kế hoạch, rồi cứ y thế mà thực hiện. Và dù đã lớn tuổi, bạn cũng nên đề ra những mục tiêu nhỏ cho mình, chứ đừng để ngày trôi qua ngày, bạn sẽ mất hết cảm hứng sống.
Một ngày sống mà không có phút giây nào vui vẻ là một ngày mất đi. Một ngày có dù chỉ một giây phút vui vẻ là một ngày được lợi. Một tâm hồn lạc quan thì chữa khỏi bệnh tật nhanh chóng. Nhưng một tâm hồn hạnh phúc thì không có căn bệnh nào phải chữa, bởi nó không quen biết bệnh tật… Hãy giữ cho bạn một trạng thái tinh thần tốt, hãy di chuyển, ra ngoài thường xuyên, đi dưới nắng mặt trời, ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất, và hãy vượt qua mọi trở ngại để sống thêm 30-40 năm với thể lực và sức khỏe dồi dào. Sức khỏe là điều quan trọng nhất nếu bạn vẫn còn muốn mình sống có ích.
Hãy bằng lòng với những gì bạn đang có và những gì có ở xung quanh bạn. Và đừng quên bạn bè. Họ chính là sự giàu có của cuộc đời bạn. Hãy giữ mối quan hệ bạn bè lâu dài.
Bạn bè chính là sự giàu có của tuổi già.
Hãy tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản:
- Chịu khó nghe và đừng ngắt lời.
- Hãy nói chuyện chứ đừng nhạo báng.
- Hãy cho đi mà không bận tâm đến nhận lại.
- Hãy trả lời câu hỏi chứ đừng phản đối.
- Hãy tha thứ chứ đừng trách cứ, và đã hứa thì không được quên.
Như thế bạn sẽ không bao giờ cô đơn. Chúc bạn có một cuộc sống dài lâu và đầy đủ!

Cao Văn Kỳ dịch 

Babe nude art model

  •                             Babe nude art model Malena


    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt
    Malena MetArt



    --
    Diễn đàn YMH dành riêng cho các BK Yamaham.
    ---
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Ymh872" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to ymh872+unsubscribe@googlegroups.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
    --
    Diễn đàn YMH dành riêng cho các BK Yamaham.
    ---
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Ymh872" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to ymh872+unsubscribe@googlegroups.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.